Giấy nhám còn được gọi là grit, đây là một trong những
sản phẩm hiện nay đang được nhiều khách hàng lựa chọn, thường sử dụng trong những
thao tác để loại bỏ các vết xước, vết bẩn, chuẩn bị cho quá trình đánh bóng,
sơn vecni, kết nối mối hàn,… giúp sản phẩm trở nên hoàn mĩ, sáng bóng, sắc nét.
Hầu hết các loại giấy nhám được cấu tạo chung bởi 3
thành phần chính là hạt nhám, keo dính và lớp lưng làm bằng giấy.
Các hạt nhám: sẽ quyết định đến khả năng chà nhám của
sản phẩm. Mỗi nhà sản xuất sẽ sử dụng một loại hạt mài riêng cho sản phẩm của
mình, chẳng hạn như Garnet, Emery, oxit nhôm, Silicon Carbide, Zirconia, đá lửa...
và mỗi loại hạt mài cũng mang lại một hiệu quả chà nhám, đánh bóng khác nhau.
Keo dính: nhàm liên kết các hạt nhám lại với nhau và cố
định chúng trên lớp giấy hoặc là vải.
Phần lớp lưng làm bằng giấy: chứa các hạt nhám trên đó
và tạo sự dễ dàng trong quá trình sử dụng.
Phân loại theo hình thức:
- Giấy nhám thùng: Chuyên dùng cho máy nhám thùng có bề
rộng 600, 900 hoặc 1300 mm. là dòng sản phẩm được sử dụng riêng để kết hợp với
máy chà nhám thùng, phục vụ chủ yếu trong ngành sản xuất đồ gỗ. Chuyên dùng cho
máy chà nhám cầm tay, giúp cho bề mặt gỗ được mịn màng hơn.
- Giấy nhám tờ: hình dạng y như một tờ giấy, loại này
có kích thước trung bình phổ biến nhất là 230 x 280 mm, dùng để chà nhám trên
các bè mặt bằng phẳng thủ công bằng tay, được ứng dụng trong công nghệ sơn PU trong
ngành chế biến đồ gỗ. Giấy nhám tờ chuyên dùng thủ công hoặc kết hợp với màu
chà nhám rung cầm tay.
+ Giấy nhám cuộn: thường được kết hợp với các loại máy
chà nhám cầm tay chuyên làm mịn bề mặt gỗ tự nhiên, có thể làm giảm bớt nhiệt
năng, từ đó kéo dài thời gian gia công và gia tăng chất lượng bề mặt sau khi
chà nhám.
Phân loại theo độ cát:
Bên cạnh phân loại theo hình thức chắc năng thì phân loại giấy nhám theo độ cát cũng rất quan trong khi tìm mua giấy nhám để sử dụng. Độ cát sẽ tương ứng với độ sắc bén của các hạt mài mòn trên giấy nhám, thường được ký hiệu bằng chữ P.
+P40: dùng để chà nhám cho các bề mặt gỗ còn thô ráp,
trong khâu mài phá giúp mang lại bề mặt phẳng tương đối để tiếp tục các khâu tiếp
theo.
+P80: Độ nhám sắc, bằng phẳng cao, giúp cho bề mặt gỗ
đạt độ mịn màng.
+P180: được sử dụng để mài mịn bề mặt gỗ, chuẩn bị cho
khâu tiếp theo là sơn PU.
+P240: Thường được sử dụng để xả lót sơn PU.
+P400: có các hạt nhám mang độ mịn cao nhất cho bề mặt
gỗ.
- Chọn đúng loại giấy nhám theo mục đích và nhu cầu sử
dụng.
- Trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ như găng tay, khẩu
trang, mắt kính, bịt tai,… để hạn chế tai nạn, rủi ro.
- Máy chà nhám phải được lắp đặt đúng kỹ thuật, các khớp
nối vừa vặn và chặt chẽ để tránh hiện tượng bộ phận của máy văng ra gây nguy hiểm
cho người sử dụng và cả những người xung quanh.
Giấy nhám hiện nay đã trở thành một vật dụng quen thuộc
ở nhiều ngành nghề khác nhau. Được sử dụng như một công cụ đa năng để mài mòn
các bề mặt thô ráp, rỉ sét hoặc để loại bỏ một lớp vật liệu trên bề mặt. Nếu như
bạn đang có nhu cầu mua giấy nhám để sử dụng theo nhu cầu của mình, thì có thể
liên hệ với Sang Hà ngay hôm nay để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất.
Hiện tại, Sangha.com.vn là đơn vị đang cung cấp nhiều dòng giấy nhám mịn TPHCM và các tỉnh lân cận HCM với giá cực kỳ cạnh tranh, tại đây có nhiều loại giấy nhám đáp ứng tất cả nhu cầu của từng quý khách hàng. Qúy khách hàng nếu có nhu cầu, vui lòng liên hệ qua hotline để nhận được tư vấn và tìm ra các sản phẩm phù hợp với mục đích sử dụng.